Đội GOODCHARME giành chức vô địch giải bóng đá giao hữu Báo Thanh Niên
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, coi đây là tài sản vô giá, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và chia sẻ niềm vui với người dân Việt Nam khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đã giành chức vô địch tại giải AFF vừa qua.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên đã rà soát hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực kể từ sau Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ hai nước đến nay, giải quyết dứt điểm được nhiều vấn đề tồn đọng và đề ra phương hướng hợp tác song phương trong năm 2025.Hai bên vui mừng khi quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển mạnh khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ước đạt 2,2 tỉ USD, vượt mốc 2 tỉ USD hai bên đã đề ra, phấn đấu nâng kim ngạch hai nước lên tới 5 tỉ USD trong thời gian tới; tiếp tục cùng hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; hợp tác văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ…Hoan nghênh kết quả Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị Việt Nam, đặc biệt là của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong triển khai các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác cấp cao với điểm nhấn là giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của nhiều dự án.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao Chính phủ hai nước, các ban, ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai nước theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Ông đề nghị các cơ quan ban, ngành của hai nước tập trung cao độ, triển khai tích cực các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất; đồng thời, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, nhất là kết nối tài chính, hạ tầng, giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch...
Cảnh báo tin nhắn lừa đảo thông báo nhận hỗ trợ người lao động khó khăn do Covid-19
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, diện tích cà phê liên tục bị thu hẹp nên sản lượng cũng giảm dần. Năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt tới 1,78 triệu tấn thì năm 2023 chỉ còn 1,6 triệu tấn, giảm đến 9,6%. Dự báo xu hướng sụt giảm vẫn còn kéo dài nên lượng hàng tồn kho của Việt Nam ước tính chỉ khoảng 300.000 tấn trong khi vẫn phải chờ đến tháng 10 mới vào vụ thu hoạch mới.
Chiến sự Ukraine ngày 758: Nga 'quét sạch' biên giới, ra cảnh báo với Nhật Bản
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Quân hàm xanh trên miền băng giá
Một số hình ảnh tại buổi lễ ra mắt giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam:

Con tôm ‘ôm’ lúa, khóm giúp nông dân làm giàu
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 22.5.2023
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.
Nhận định Arsenal vs Fulham (19g30 tối nay 18.4): 'Pháo thủ' chọn NHA hay châu Âu?
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
mơ thấy nhiều người chết
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư